Dầu tràm là tinh dầu đắc dụng đối với sức khỏe của con người. Mỗi nhà nên có một chai, chúng tôi giới thiệu công dụng cũng như giới thiệu mua tinh dầu tràm ở đâu hcm
Cây tràm tự nhiên
Tràm là một cây nếu để phát triển tự nhiên có thể cao tới 4 - 5m, nhưng đều bị cắt xén thường chỉ còn là những cây bụi chừng 40 - 50cm. Trên thân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài. Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu mỏng và mềm, về sau thành dày, cứng và dòn, thường là 4 - 8cm, rộng 10 - 20mm.
Phân bố thu hái và chế biến
Cây tràm mọc hoang tại khắp nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, nhiều nhất tại miền Nam mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú.
Tại miền Bắc, tràm nhiều nhất tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh và vùng đồi núi huyện Kim Anh và Đa Phúc (Vĩnh Phúc), huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng có một số ít tràm mọc hoang.
Trước đây tràm hầu như không được khai thác nên đa số không rõ tinh dầu tràm nguyên chất mua ở đâu.Thường nhân dân chỉ hái lá và cành non về phơi khô nấu nước uống thay chè hay uống để giúp sự tiêu hóa. Mãi tới vào khoảng năm 1990 cây tràm vùng Quảng Bình, Quảng Trị mới đựơc khai thác để cất tinh dầu bán rộng rãi trên thị trường với tên “dầu khuynh diệp” (đúng ra là tinh dầu) vì khuynh là nghiêng, diệp lá lá, cây tràm có lá mọc nghiêng không giống những cây lá khác, từ đó cây này có tên là khuynh diệp.
Cách sản xuất dầu tràm
Để có tinh dầu tràm, phải chưng cất rất công phu. Người ta bứt lá tràm tươi, cho vào nồi theo công thức 2/3 lá tràm, 1/3 nước, đậy kín rồi đun. Đun trong 5 tiếng liền. Dùng nõ thu tinh dầu thiên nhiên như cách chưng cất rượu.
Công dụng của dầu tràm
Trong nhân dân thường dùng lá và cành non mang lá để pha hay hãm hoặc sắc với nồng độ 20g lá để trong 1 lít nước để uống thay nước giúp sự tiêu hóa, chữa ho hoặc để xông. Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỉ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công dụng như trên với liều 2 - 5g cồn một ngày.
Dầu tràm dùng để phòng cảm mạo, làm ấm người, khử độc, sát trùng, long đờm, cầm máu…Trong dầu tràm có từ 40 – 50% Eucalypton có tác dụng sát khuẩn rất cao. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy trong dầu tràm có hoạt chất a-terpineol có khả năng ức chế virus H5N1.
Theo kinh nghiệm dân gian dầu tràm được dùng trong nhiều trường hợp. Trước hết nó có tác dụng thông mũi cho trẻ sơ sinh. Chỉ cần cho bé ngửi gián tiếp, như bôi vào cạnh vú mẹ để bé vừa bú vừa ngửi. Khi tắm cho bé, hòa nước ấm và nhỏ một vài giọt vào nước tắm phòng cảm và làm mát da chống rôm sảy (lưu ý rằng, dầu tràm không nóng). Người lớn dùng dầu tràm để chống cảm mạo bằng cách bôi vào thái dương, vào mũi. Khi bị cảm thì cho vài giọt vào nồi nước xông, có tác dụng thúc đẩy tiết mồ hôi, thông kinh mạch. Khi bị muỗi cắn, chấm một tí vào vết cắn. Khi bị đầy hơi, xoa một ít dầu tràm vào rốn… Ngoài những tác dụng đã nói, nếu bạn cho một ít dầu tràm vào bình xịt để xịt vào phòng ngủ thì khỏi mắc màn. Một ít xịt vào toilet để khử trùng và tạo mùi thơm. Các bạn sinh viên lười mắc màn nên áp dụng kinh nghiệm của tôi. Ngoài những giá trị nói trên, nó còn giúp nhận biết mùi đồng hương. Nói chung dầu tràm rất đắc dụng trong nhiều trường hợp. Mỗi nhà nên có một chai dầu tràm dùng dần.
Một địa chỉ tham khảo để mua dầu tràm.
dau tram Hue cong dung that tuyet voi nhe.
Trả lờiXóa