Từ lâu lavender ( oải hương) đã quá quen thuộc đối với mỗi người chúng ta, lavender có lẽ gần gũi hơn cả với hình ảnh là một loại hương xịt cho gia đình thơm mát, sảng khoái hơn, nhưng chưa hết, oải hương còn có nhiều tác dụng hơn bạn nghĩ.

Cách dùng tinh dầu oải hương từ shop tinh dầu hcm để chăm sóc gia đình
1. Tắm cho trẻ nhỏ: Nhỏ 5 giọt vào chậu tắm nước ấm, tắm cho trẻ nhỏ làm mát, mịn da, hết mụn mẩn, mùi thơm dễ chịu, ngủ ngon giấc.2. Làm mềm mượt tóc: Sau khi gội đầu vuốt 2 giọt lên tóc cho tóc mềm mượt và thơm.
3. Nước hoa: Có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại dầu khác như: dầu lan, nhài, hoa hồng để tạo mùi hương cá tính, xoa trực tiếp lên tóc hoặc pha loãng với các tinh dầu khác làm nước hoa.
4. Xông phòng khử mùi, làm thơm, xua đuổi muỗi, giảm stress.
5. Ngâm chân thư giãn: Nhỏ 2-3 giọt vào chậu nước ấm. Lưu ý: Dùng được cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai để giảm stress khi mang thai.
6. Trị mụn trứng cá: Theo những bác sỹ chuyên trị bệnh bằng các lọai thảo dược, thì Tinh dầu Oải Hương là một trong những loại tinh dầu có giá trị nhất trong điều trị mụn trứng cá. Tinh dầu Oải hương có khả năng diệt khuẩn, giúp cân bằng tuyến bã nhờn, làm lành vết thương, giảm thiểu sẹo.
Pha 1 giọt Tinh dầu Oải hương với 10 giọt nước nóng, chờ cho đến khi nước hơi âm ấm thì dùng bông tẩy trang nhúng vào nước rồi thoa nhẹ nhàng ướt đều khắp mặt hoặc phần nào bị mụn trên cơ thể. Hoặc có thể làm theo cách xông hơi, Tinh dầu Oải Hương sẽ thải được độc tố trong da, làm da sáng, khỏe.
7. Trị bỏng (nhẹ): Khi bị bỏng nên ngâm hoặc chườm vết thương với nước lạnh trong 5 phút, rồi nhẹ nhàng thoa Tinh dầu Oải Hương trực tiếp vào vết thương. Tinh dầu sẽ làm dịu vết thương ngay lập tức, vết thương sẽ không bị phồng rộp và sẽ nhanh lành và không để lại sẹo.
8. Bị đứt tay hoặc bị thương: Khi chẳng may bị đứt tay, thoa Tinh dầu Oải Hương vào vết thương để làm dịu và phòng ngừa chống nhiễm trùng và vết thương sẽ không để lại sẹo.
9. Cơ thể mệt mỏi: Ngâm chân với nước nóng và pha thêm 5 giọt Tinh dầu Oải Hương, tinh dầu Oải Hương sẽ ngấm vào bên trong cơ thể rất nhanh, kích thích và tác động vào toàn bộ cơ thể và giúp cơ thể thư giãn và tinh thần thỏai mái.
10. Bị sốt: Khi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị sốt, dùng khăn bông thấm nước ấm cho thêm một giọt Tinh dầu Oải Hương rồi thoa thật nhẹ nhàng toàn thân cho bé. Đối với người lớn cũng làm theo cách như vậy.
11. Bị đau đầu: Pha 2 giọt Tinh dầu Oải Hương với khỏang 10ml nước lạnh rồi dùng gạc y tế hoặc một miếng vải mỏng nhúng vào nước rồi thoa hai bên thái dương, trán, cổ và đầu sau đó massage nhẹ nhàng.
Mách bạn mua tinh dầu oải hương ở đâu tại TPHCM.
12. Trị mất ngủ: Nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào gối, bạn sẽ có được giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn. Nếu trẻ nhỏ khó ngủ thì trộn một giọt tinh dầu oải hương với 1 giọt tinh dầu cây phong lữ rồi massage lưng thật nhẹ nhàng cho trẻ hoặc cho 2 giọt vào nước tắm, tắm cho bé.
13. Đau bụng co thắt: Phần lớn phụ nữ thường bị đau bụng co thắt trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi đó, hãy dùng 2 giọt tinh dầu oải hương thoa vào bụng dưới và massage nhẹ nhàng hoặc chườm khăn nóng cho thêm vào giọt tinh dầu oải hương, cơn đau co thắt sẽ biến mất chỉ còn lại mùi thơm của Tinh dầu Oải Hương với tâm trạng vui vẻ.
14. Sâu bướm, muỗi vằn và muỗi thường: Hầu như các côn trùng đều rất sợ mùi Oải Hương. Để ngăn ngừa bị côn trùng đốt/cắn, nhỏ 3-4 giọt Tinh dầu Oải Hương vào gối hoặc tẩm Tinh dầu Oải Hương vào miếng vải len (100% len) và đặt miếng vải len vào một đĩa nhỏ để ở cửa sổ. Nếu đã bị côn trùng đốt/cắn hãy thoa Tinh dầu Oải Hương trực tiếp vào vết bị cắn để chống nhiễm trùng và ngứa.
15. Khử mùi: Để khử mùi hôi của tủ quần áo, bạn để túi hoa khô oải hương vào tủ hoặc thỉnh thoảng cho 1-2 giọt tinh dầu Oải Hương để giữ quần áo luôn thơm và tránh côn trùng làm tổ.
16. Bệnh ghẻ: Khi bị ghẻ thì ngứa khủng khiếp, thường những người bị ghẻ hay bôi ASA, loại này bôi vào vết ghẻ thì xót khủng khiếp. Thay vào đó ta sử dụng Tinh dầu Oải Hương. Hàng ngày lấy 2-3 giọt Tinh dầu Oải Hương thoa toàn thân, cho đến khi hết ngứa thì thôi. Thay quần áo, vỏ gối và khăn trải giường thường xuyên.
17. Bệnh viêm xoang: Xông hơi với Tinh dầu Oải Hương: pha 2 giọt tinh dầu với một bát nước nóng, rồi dùng khăn phủ kín đầu cùng với bát nước, hít thở thật sâu trong khi xông.
18. Tâm trạng căng thẳng và lo lắng: 2 giọt Tinh dầu Oải Hương thoa vào 2 bên thái dương rồi massage nhẹ nhàng, nó sẽ giúp bạn cân bằng nội tâm và có được tâm trạng thoải mái và bình an.
19. Bị cháy nắng: Khi bị cháy nắng hãy pha 8 giọt Tinh dầu Oải Hương vào bồn tắm bắng nước ấm ấm, rồi ngâm mình trong 10 phút.
20. Chăm sóc tóc và diệt chấy: Tinh dầu Oải Hương cũng có tác dụng làm mượt tóc và diệt chấy, trứng chấy và rận trên đầu.
Cách làm: Khi gội đầu pha thêm 3 giọt tinh dầu oải hương cùng với dầu gội đầu, làm cách này 2-3 lần tuần, cho đến khi hết chấy rận.

Nguồn gốc của tinh dầu oải hương
Oải hương thường được chiết xuất lấy tinh dầu để sử dụng làm kem dưỡng, xà phòng và nước hoa. Nhưng trên thực tế, oải hương còn có tác dụng làm giảm đau và được làm thuốc chống đau, tẩy trùng. Theo phương pháp truyền thống thì oải hương sử dụng để chăm sóc da khi bị viêm, chữa mụn trứng cá, côn trúng cắn, vết bỏng, rám nắng hoặc vết chàm.Loại cây này có nguồn gốc từ Pháp, được cất tinh dầu từ nhiều loại cây oải hương khác nhau và đều được tiêu chuẩn hoá. Đa phần oải hương dùng để làm nước hoa vì chúng có mùi thơm rất dễ chịu và nó được pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương…
Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa và cũng dùng để làm thuốc nên rất có giá trị về thương mại. Nói chung cả cây oải hương đều có hương thơm, nhưng tinh dầu oải hương thì chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa.
Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô…

Không dừng lại trên thị trường mỹ phẩm, oải hương còn “lấn sân” sang thị trường dược phẩm làm thuốc. Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…
Từ xa xưa oải hương còn được dùng làm gia vị và có tác dụng tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi. Nhưng oải hương được dùng nhiều nhất để làm nước hoa, tạo mùi thơm, dùng để tẩy mùi khó chịu trong thuốc mỡ và các hợp chất khác.
Oải hương làm thuốc bổ rất tốt, tăng sức khoẻ khi bị suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, làm giảm các cơn co thắt và đau bụng, kích thích sự thèm ăn. Tuy nhiên, tránh dùng oải hương với liều lượng cao đối với phụ nữ mang thai, vì chúng có tính chất kích thích dạ con, dễ gây sinh non cho sản phụ.
Bạn đã trải nghiệm những công dụng quá tuyệt vời của Oải hương, nào hãy ghé Extin để rinh về nhà "hương" diệu kì này nhé.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét